Gỗ MFC là loại gỗ công nghiệp dạng ván dăm được ứng dụng khá rộng rãi trong nội thất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loại gỗ này.
Gỗ MFC là gì? Nó có cấu tạo như thế nào và ứng dụng ra sao?
Bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ Decor sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi này và đem đến những thông tin hữu ích về gỗ MFC nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- So sánh gỗ An Cường và gỗ Thái Lan – Chất lượng & Bảng giá
- Gỗ MDF là gì? Cấu tạo ván – Phân loại & Bảng giá mới 2025
Gỗ MFC là gì?
MFC là tên viết tắt của “Melamine Faced Chipboard”, là loại ván dăm phủ Melamine. Ván MFC có ứng dụng trong thiết kế nội thất, đặc biệt là trong các lĩnh vực nội thất nhà ở, văn phòng, chung cư, trường học, bệnh viện….

Cấu tạo của ván Gỗ MFC
Gỗ MFC thường có cấu tạo 2 phần là: Phần lõi ép – Tấm ván dăm và lớp phủ melamine

– Phần lõi ép (Particle Board) hay còn gọi là ván dăm: Là phần nghiền nhỏ của những loại cây gỗ ngắn ngày như được trộn với các loại keo chuyên dụng kết hợp với các loại keo ép cứng tạo hình.

Lõi ép này được nghiền từ gỗ thật sâu khi trải qua nhiều khâu xử lý và quy trình kiểm tra nghiêm ngặt mới tạo nên được một ván ép thành phẩm. Phần lõi ép này có khả năng đặc biệt chống mối mọt và ẩm mốc tốt rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta.
– Lớp phủ Melamine: Lớp phủ này thực chất là tổng hợp 3 lớp in hoa và văn vân gỗ. Lớp melamine bên ngoài do là giấy in nên vô cùng phong phú về hình dạng cũng như màu sắc khi được in trên mặt giấy.

Tuy nhiên mặt gỗ không chỉ có lớp phủ melamine mà hiện nay trên thị trường cũng đang rất thịnh hành các loại ép giấy in vân gỗ, nhựa PVC hay veneer. Các lớp phủ này được in rất đẹp và tạo cảm giác giống với nhiều loại gỗ tự nhiên.
Các kích thước và độ dày ván MFC
Kích thước tiêu chuẩn của gỗ MFC cơ bản gồm 3 size:
- Size nhỏ: 1220 x 2440 x (9 – 50) mm
- Size trung: 1530 x 2440 x (18/25/30)mm
- Size lớn: 1830 x 2440 x (12/18/25/30)mm
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà lựa chọn kích thước Ván dăm phù hợp.


Quy trình sản xuất Gỗ MFC
Nhìn chung, gỗ công nghiệp MFC được sản xuất theo quy trình 5 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Thu hoạch các loại cây gỗ ngắn ngày về sơ chế sạch sẽ và đưa vào máy nghiền.

- Bước 2: Lớp gỗ đó được sẽ qua phân đoạn tẩm sấy và xử lý mối mọt sau đó được ép tạo thành hình dáng những ván gỗ lớn.
- Bước 3: Ở bước này lớp phủ melamine cùng với kết hợp với ván sợi thủy tinh sẽ được ép lên bề mặt của ván gỗ nền đã được trộn keo tùy loại. Ván gỗ công nghiệp được được ép một mặt hoặc 2 mặt tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Bước 4: Bước tiếp theo chính là ép lần 2 với nhiệt độ và áp suất thích hợp để đảm bảo lớp gỗ và lớp phủ tạo thành một khối đồng nhất. Trong bước này ván gỗ sẽ được đánh bóng để chuẩn bị cho công đoạn phay mộng tiếp theo.
- Bước 5: Ở công đoạn này gỗ sẽ được đưa vào máy phay, cắt và soi mộng cả 4 bên của cạnh. Trong sản xuất gỗ hiện nay loại mộng kép là loại tốt và được sử dụng hết sức phổ biến nhất. Tùy loại lõi cùng với thương hiệu đi kèm mà nó được ghép theo nhiều cách khác nhau.
Gỗ MFC có những loại nào?
Gỗ công nghiệp MFC bảo gồm MFC lõi thường và MFC lõi xanh chịu ẩm.
Gỗ MFC thường:
- Có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám, cho đến các màu vẫn gỗ rừng trồng như: Sồi, Tần Bì, Óc Chó, Xoan Đào, Bạch Đàn…
- Thường dùng để gia công các sản phẩm ở khu vực khô ráo như: Nội thất văn phòng, bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế… Còn đối với những khu vực ẩm ướt như bếp, nhà tắm, khu vệ sinh thì nên sử dụng ván MFC chống ẩm, chống thấm hoặc MDF chống ẩm.

Gỗ MFC lõi xanh:
- MFC lõi xanh cũng có đa dạng màu như MFC loại thường và có chút xanh.
- MFC lõi xanh sở hữu những ưu điểm nổi trội ở khả năng chống ẩm nhờ sử dụng keo đặc biệt.
- MFC lõi xanh hiện đang được sử dụng ở những nơi có độ ẩm không khí cao hay môi trường ẩm ướt như tủ toilet, tủ bếp… Bởi vì vậy MFC sẽ mang tính chống ẩm cao dẫn đến giá thành cao hơn so với MFC thường.

Để phân biệt được MFC chống ẩm và loại thường bạn có thể đem cân trọng lượng. MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, trong khi đó loại chống ẩm lõi xanh nặng khoảng 740 đến 760 kg/m³.
Gỗ MFC có tốt không?
Để đánh giá gỗ MFC có tốt hay không, trước tiên chúng ta đi vào tìm hiểu đặc điểm và ưu nhược điểm của nó:
Ưu điểm
– Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất chủ yếu từ những loại cây gỗ ngắn ngày, dễ trồng và tái tạo trong thời gian ngắn hạn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ rừng.
– Ván gỗ được xử lý qua quy trình hết sức nghiêm ngặt nên có chất lượng cao và có thời gian sử dụng cũng khá lâu dài không kém gì những loại gỗ tự nhiên.
– Mặt gỗ có lớp phủ melamine có độ bền cao, tính chống trầy xước, chống nước, chống cháy khi tiếp xúc với lửa nên vẫn luôn mang được vẻ đẹp dù sự trải quá của thời gian.

– Vì chỉ làm từ ván gỗ có lớp phủ melamine nên mua loại gỗ này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với những loại gỗ khác nhất là khi đem so sánh với các loại gỗ đẹp lâu năm.

– Gỗ MFC có lớp phủ đã được kiểm chứng khắt khe về khả năng cách âm và cách nhiệt. Thêm vào đó nhờ bề mặt có lớp phủ melamine trơn bóng nên rất dễ dàng thuận tiện trong việc lau chùi, dọn dẹp.

– Lõi ván ép giữ các ốc vít tốt, bền và rất chắc chắn. Hơn nữa loại gỗ này cũng có thể gia công nhanh phù hợp cho những công trình cần hoàn thiện trong thời gian ngắn, gấp rút.

Nhược điểm
– Ván gỗ này có lớp phủ chống ẩm nhưng cốt gỗ bên trong lại kị với nước. Một khi bị thấm nước vào bề mặt ván gỗ dễ bị phồng và lõi sẽ bị bung ra.
– Tuy thuận lợi trong việc mua và lắp đặt, nhưng nếu không có cách bảo quản và sử dụng hợp lý thì tuổi thọ của loại gỗ này sẽ không được cao như nhiều loại gỗ khác.
– Ván gỗ công nghiệp này bị hạn chế về tính độ dày, vì là ván ép nên khả năng mài mòn của gỗ cũng không được tốt cho lắm.

Phân biệt gỗ MFC và MDF
Gỗ ván dăm và MDF thường được phân biệt chỉ bằng các thao tác hết sức đơn giản. Đó là khi được sơn hay phủ bề mặt thì nhìn khá giống nhau, nhưng nếu quan sát kĩ càng hơn ở phần lõi thì sẽ dễ dàng nhận ra ngay đâu là gỗ MFC đâu là MDF.
- Cốt MFC là ván dăm, trong khi đó cốt MDF là bột gỗ mịn
- Cùng 1 loại lớp phủ bề mặt, giá gỗ MFC sẽ rẻ hơn nhiều so với gỗ MDF
- Gỗ MFC dày hơn so với gỗ MDF. Gỗ MFC có độ dày từ 18 – 36mm, trong khi đó gỗ MDF chỉ có các độ dày 5.5mm – 17mm
- MFC nhẹ hơn MDF, do đó được ứng dụng nhiều hơn trong các món đồ nội thất kích thước lớn
- MFC chịu lực tốt hơn MDF, tuy nhiên MDF có khả năng cách âm tốt hơn.
- Nguyên liệu cốt ván dăm hai loại gỗ mfc và mdf được sản xuất trên dây chuyền hiện đại chống bong tróc,không bị cong vênh, chịu nhiệt tốt ít bị ảnh hưởng từ mội trường bên ngoài. Nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất.


Ứng dụng của Gỗ MFC trong nội thất
Gỗ MFC được ứng dụng nhiều trong nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng, nhà ở, hay các Showroom, trường học.
Nội thất văn phòng
Đối với nội thất ở văn phòng thì gỗ MFC thường được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất như bàn ghế hoặc tủ đựng hồ sơ văn phòng.
Bởi vì loại gỗ này có tính chất rất dễ gia công, lắp đặt phù hợp với yêu cầu đa dạng về bàn ghế, góc làm việc hay nghỉ ngơi của nhân viên đặc biệt là các nhân viên văn phòng.

Thêm vào đó ở những không gian như văn phòng gỗ MFC sẽ giúp bạn bảo quản tốt nên có tuổi thọ cao hơn. Hơn nữa nó còn giúp tiết kiệm chi phí mà còn mang tới một không gian làm việc vừa hiện đại, đẹp mắt vừa vô cùng thoải mái cho các nhân viên.
Showroom
Showroom là nơi thường xuyên tổ chức những buổi triển lãm hay giới thiệu sản phẩm, chính vì vậy gỗ MFC sẽ là lựa chọn tối ưu nhất không thể chối cãi cho không gian này.

Gỗ MFC thường được ứng dụng làm bàn ghế, tủ, kệ trưng bày thay đổi theo đa dạng phong cách.

Nội thất gia đình
Những vật dụng quen thuộc trong mà bạn đã quen trong gia đình như bàn, ghế ăn cơm, giá sách, vách ngăn hay tủ đựng quần áo bằng chất liệu MFC cũng đã được rất nhiều gia chủ lựa chọn. Tủ bếp được làm từ loại gỗ này cũng sẽ giúp gia chủ không phải bận tâm nhiều về các vấn đề mối mọt hay khó lau chùi, vệ sinh bên ngoài.

Hơn nữa, chất liệu gỗ này cũng rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình của bạn.
Nội thất trường học
Vì MFC có khả năng chịu lực, do đó được ứng dụng làm bàn ghế học sinh hay các kệ tủ văn phòng phẩm.


Bảng báo giá Gỗ MFC mới nhất 2025
Dưới đây là bảng báo giá gỗ MFC mới nhất hiện nay bạn có thể tham khảo qua nhé!

Bảng giá gỗ MFC phủ Melamine | |||
Độ Dày | 100, Xám | 101, Vân gỗ | Đơn Sắc |
9MM | 245.000 | 265.000 | 285.000 |
12MM | 290.000 | 315.000 | 330.000 |
15MM | 315.000 | 335.000 | 355.000 |
17MM | 335.000 | 355.000 | 375.000 |
18MM | 354.000 | 365.000 | 385.000 |
18MM – Chống ẩm | 420.000 | 440.000 | 460.000 |
Cách bảo quản gỗ MFC luôn bền đẹp
Để đồ gỗ nội thất MFC luôn giữ được độ bền, tính thẩm mỹ cao, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Luôn làm sạch bụi bẩn, tránh tình trạng bụi đóng quá dày sẽ khó vệ sinh.
- Khi để bụi bám quá lâu thường sinh ra nhiều ổ vi khuẩn, khiến cho độ ẩm tăng dễ gây mối mọt.
- Đánh bóng định kì từ 3-4 lần/năm
- Dùng các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng làm sạch như nước lau sàn nhà chuyên dụng . Tránh dùng các loại hoá chất khác sẽ dễ gây xước trên bề mặt nội thất.
- Tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời ở trong thời gian dài.
[Ảnh thực tế] Thi công nội thất sử dụng cốt gỗ MFC














Xưởng sản xuất nội thất Hoàn Mỹ Decor
Hoàn Mỹ Decor là đơn vị thiết kế và thi công nội thất đã có hơn 10 năm kinh nghiệm. Các sản phẩm tại đây đều đảm bảo chất lượng với:
- Xưởng sản xuất nội thất quy mô +3000m2 tại Hà Nội được đầui tư hệ thống máy móc công nghệ cao.
- Thiết kế, thi công trọn gói nội thất chuyên nghiệp
- Bảo hành 12 tháng với hợp đồng rõ ràng
- Tiết kiệm lên đến 30% chi phí do không phải thông qua trung gian sản xuất


Trên đây, Hoàn Mỹ Decor đã chia sẻ một số thông tin hữu ích về cấu tạo và ứng dụng và giá thành của gỗ MFC trên thị trường hiện nay như thế nào.
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức liên quan đến vật liệu nội thất để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình nhé.
♻️ Cập nhật lần cuối vào 5 Tháng Tư, 2024 by KTS: Phương Lan