Người già, người cao tuổi thường có sức khoẻ không tốt như người trẻ và có các dấu hiệu lão hoá, bệnh tật như: đau xương khớp, mất ngủ, mắt kém, đi lại khó khăn… Do đó, bạn cần phải nắm được những lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho người già.
Có thể bạn quan tâm:
- +30 Mẫu thiết kế phòng ngủ ông bà đẹp, thoải mái nhất 2024
- Diện tích phòng ngủ tiêu chuẩn bao nhiêu m2 là hợp lý?
Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho người già
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi bố trí phòng ngủ cho người già:
Vị trí phòng ngủ
Người già hay bị đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn và không được nhanh. Do đó, phòng ngủ của người gia nên đặt ở tầng 1 để hạn chế việc phải leo cầu thang. Hiện nay do diện tích hạn chế, người ta thường làm phòng bếp trong nhà, thường là tầng 1 cùng với phòng khách nên có nhiều tiếng ồn. Chính vì thế, khi thiết kế phòng ngủ cho người già ở tầng 1 thì bạn cần thiết kế cửa đảm bảo độ yên tĩnh và có sự phân tách với khu vực phòng khách, khu vực sinh hoạt chung để hạn chế tiếng ồn.
Nếu tầng 1 không đủ diện tích bố trí phòng ngủ thì hãy bố trí phòng ngủ ở tầng 2 cho người cao tuổi. Khi bố trí phòng ngủ cho người già trên tầng 2 thì bạn cần thiết kế cầu thang có độ dốc thấp, có chiếu nghỉ hoặc thang máy để thuận tiện cho việc đi lại.
Ngoài ra, nếu có nhiều phòng thì gia đình nên cân nhắc bố trí phòng ngủ cho ông bà theo hướng Nam hoặc Đông Nam vì đây là các hướng có ánh sáng tốt, đón gió ấm, tăng sinh khí, giúp tăng tinh thần cho người cao tuổi.
Diện tích phòng ngủ
Người lớn tuổi hay bị mất ngủ và thức giấc vào nửa đêm, chính vì thế nếu ở một mình sẽ cảm thấy bất an. Do đó, để ông bà, bố mẹ an tâm khi ngủ thì phòng ngủ không cần quá lớn nhưng vẫn đủ để thoải mái, ấm cúng và tạo cảm giác an toàn. Diện tích phòng ngủ cho người cao tuổi khoảng 12m2 là phù hợp để sắp xếp các món đồ nội thất cơ bản như giường ngủ, tủ quần áo.
Ánh sáng, không khí
Phòng ngủ cho người cao tuổi cần có ánh sáng và không khí phù hợp. Nếu phòng ngủ thiếu sáng thì sẽ khiến người cao tuổi có cảm giác cô đơn, mất an toàn và ảnh hưởng đến sinh hoạt bởi thị lực kém. Do đó, phòng ngủ cho người già ngoài ánh sáng tự nhiên thì cũng cần ánh sáng đèn phù hợp.
Thiết kế phòng ngủ
Phòng ngủ của người cao tuổi cần được thiết kế đảm bảo an toàn và thuận tiện khi di chuyển. Đồ nội thất nên được thiết kế đơn giản, bo các góc cạnh để tránh người già bị thương khi di chuyển. Hãy bố trí nhà vệ sinh cạnh phòng ngủ người cao tuổi để thuận tiện đi lại vào ban đêm.
Thiết kế nội thất trong phòng ngủ cho người lớn tuổi
Khi thiết kế nội thất phòng ngủ cho ông bà, bố mẹ, bạn cần chú ý:
Giường ngủ thoải mái
Một chiếc giường ngủ thoải mái sẽ giúp người già có giấc ngủ ngon hơn. Bạn hãy chọn giường có kích thước và chiều cao vừa phải để tạo cảm giác ấm áp, đồng thời an toàn khi lên xuống giường.
Đặt giường ở nơi tránh gió và không đặt cạnh cửa sổ để đảm bảo yên tĩnh và tạo cảm giác an toàn cho giấc ngủ ngon.
Đèn điện và ánh sáng
Phòng ngủ của người già cần có ánh sáng ấm áp, không chói mắt và đảm bảo đủ ánh sáng khi di chuyển sinh hoạt bởi thị lực của người cao tuổi không được tốt. Bố trí công tắc đèn ở vị trí thuận tiện và vừa tầm với giúp người già di chuyển dễ dàng hơn.
Sử dụng sàn gỗ hoặc gạch lát phù hợp
Người già mắt kém, di chuyển khó khăn nên nếu sàn nhà trơn trượt sẽ dễ bị ngã. Chính vì thế, bạn nên sử dụng sàn gỗ hoặc gạch lát chống trơn để đảm bảo an toàn mà vẫn tạo tính thẩm mỹ cho không gian phòng ngủ.
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế phòng ngủ cho người già mà X House muốn chia sẻ đến bạn đọc. Ngoài ra, để được tư vấn, thiết kế và thi công nội thất theo yêu cầu, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay đến hotline của X House nhé!
♻️ Cập nhật lần cuối vào 8 Tháng Năm, 2024 by KTS: Phương Lan