Cửa gỗ Veneer là gì? Cấu tạo – Ưu & Nhược điểm ✅

Hiện nay, các dòng cửa gỗ công nghiệp đặc biệt được ưa chuộng với độ bền cao, tính thẩm mỹ và giá thành hợp lý. Trong đó, cửa gỗ Veneer được rất nhiều khách hàng yêu thích bởi nó sở hữu vẻ đẹp như cửa gỗ tự nhiên mà giá thành lại tiết kiệm hơn nhiều.

Có thể bạn quan tâm:

Cửa gỗ Veneer là gì?

Cửa gỗ công nghiệp Veneer có thành phần chính là một loại ván gỗ được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên pha trộn với keo và được ép chặt với lực nén cao để tạo nên các tấm ván cứng cáp, bền bỉ và có độ bền vượt trội theo thời gian.

Cửa gỗ veneer là gì?
Cửa gỗ Veneer là gì?

Hiện nay, cửa gỗ Veneer trở thành một lựa chọn phổ biến trong việc trang trí nội thất và đặc biệt phổ biến trong các căn hộ chung cư từ bình dân đến cao cấp. Cửa gỗ Veneer có giá thành rẻ hơn so với các loại cửa gỗ tự nhiên khác do quy trình chế tác nhanh chóng, nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp tự nhiên và tự hào về những đường vân gỗ tự nhiên.

Mẫu mã và màu sắc của cửa gỗ Veneer cũng rất đa dạng, phù hợp với mọi không gian nội thất và sở thích của khách hàng. Sự đa dạng này giúp cửa gỗ Veneer dễ dàng kết hợp và tạo điểm nhấn cho căn phòng, tạo nên không gian ấm cúng và sang trọng.

Cấu tạo cửa gỗ Veneer

Cửa gỗ phủ Veneer về cơ bản có cấu tạo gồm ba lớp chính như sau:

Lớp 1: Lớp bên trong khung bao. Đây chính là cốt gỗ công nghiệp hoặc gỗ ghép thanh với độ dày khoảng 20mm. Lớp này được ép bằng máy nén thủy lực để tấm gỗ trở nên chắc chắn và bền bỉ hơn.

Lớp cốt gỗ công nghiệp
Lớp cốt gỗ công nghiệp

Lớp 2: Tấm phủ về mặt Veneer có độ dày 3-5mm. Veneer là ván lạng từ các loại gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ xoan đào và được phủ sơn PU. Quá trình ép, dán và phủ Veneer được thực hiện với công nghệ cao hiện đại, đảm bảo cửa gỗ không bị cong vênh, bong tróc, có khả năng chịu lực cao và chống trầy xước tốt.

Tấm phủ về mặt veneer
Tấm phủ về mặt Veneer

Lớp 3: Khuôn nẹp là lớp viền bao quanh cửa gỗ Veneer, sử dụng gỗ tự nhiên và được sơn PU tĩnh điện cao cấp.

Khuôn nẹp
Khuôn nẹp

Ưu điểm cửa gỗ Veneer 

Cửa gỗ Veneer rất được ưa chuộng hiện nay bởi:

  • Cửa gỗ Veneer có tính ổn định cao, không bị cong vênh hay biến dạng trong điều kiện thay đổi thời tiết và độ ẩm thông thường.
  • Cửa gỗ Veneer mở đóng nhẹ nhàng và khít gọn, giúp tăng khả năng cách âm, cách nhiệt cho không gian bên trong.
  • Có nhiều màu sắc, vân gỗ và kiểu dáng khác nhau, phù hợp với mọi phong cách nội thất và tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.
  • Sản xuất và lắp đặt cửa gỗ Veneer nhanh chóng, giá thành cũng thấp hơn so với cửa gỗ tự nhiên.
  • Đảm bảo an toàn và phù hợp với mọi kiến trúc nhà.
  • Vẻ đẹp và sự sang trọng, phù hợp với phong cách hiện đại và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
  • Cửa gỗ Veneer đáp ứng các tiêu chuẩn và phù hợp với khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.
  • Cửa gỗ công nghiệp Veneer mang vẻ ngoài của gỗ tự nhiên sang trọng.
  • Dễ dàng sản xuất, vận chuyển và lắp đặt.
Cửa gỗ công nghiệp veneer mang vẻ ngoài của gỗ tự nhiên sang trọng, độ bền cao
Cửa gỗ công nghiệp Veneer mang vẻ ngoài của gỗ tự nhiên sang trọng, độ bền cao

Nhược điểm cửa gỗ Veneer

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, cửa gỗ Veneer cũng có một số điểm hạn chế như:

  • Cửa gỗ Veneer có khả năng hấp thụ ẩm cao hơn so với dòng cửa gỗ nhựa composite. Khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong thời gian dài, cửa gỗ Veneer có thể bị phồng rộp, cong vênh, xuống cấp.
  • Khác với dòng cửa gỗ nhựa composite có khả năng chịu nước cao, cửa gỗ Veneer không đáp ứng tốt khi tiếp xúc trực tiếp với nước. Do đó, không nên sử dụng loại cửa gỗ phủ Veneer để làm cửa nhà vệ sinh hoặc các khu vực tiếp xúc với nước thường xuyên.
Cửa gỗ veneer có khả năng hấp thụ ẩm cao hơn so với dòng cửa gỗ nhựa composite
Cửa gỗ Veneer có khả năng hấp thụ ẩm cao hơn so với dòng cửa gỗ nhựa composite

Một số loại cửa gỗ Veneer phổ biến hiện nay

Dưới đây là một số loại cửa gỗ Veneer được ưa chuộng. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Cửa gỗ MDF Veneer

Cửa gỗ MDF Veneer là loại cửa được cấu tạo từ khung xương gỗ tự nhiên ghép thanh, cốt gỗ MDF và bề mặt phủ Veneer. Quá trình liên kết các lớp gỗ với nhau sử dụng keo đặc biệt và máy ép chuyên dụng, giúp cửa gỗ MDF phủ Veneer có tuổi thọ trung bình khá cao so với các loại cửa gỗ công nghiệp thông thường khác.

Cửa gỗ MDF Veneer
Cửa gỗ MDF Veneer

Cửa gỗ HDF Veneer

Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer cũng được sản xuất với quy trình tương tự như cửa gỗ MDF phủ Veneer. Tuy nhiên, điểm khác biệt là cốt gỗ HDF có chất lượng cao hơn và khả năng chống ẩm mốc tốt, khả năng chịu lực cao hơn MDF. 

Cửa gỗ HDF Veneer
Cửa gỗ HDF Veneer

Một số mẫu cửa gỗ Veneer đẹp được ưa chuộng 2025

Dưới đây là một số mẫu cửa gỗ công nghiệp Veneer đẹp đang được ưa chuộng hiện nay. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Mẫu cửa gỗ Veneer đẹp
Mẫu cửa gỗ Veneer đẹp
Cửa phòng vệ sinh bằng gỗ Veneer
Cửa phòng vệ sinh bằng gỗ Veneer
Cửa phòng ngủ Veneer
Cửa phòng ngủ Veneer
Cửa gỗ công nghiệp Veneer sang trọng
Cửa gỗ công nghiệp Veneer sang trọng
Cửa gỗ Veneer Sồi
Cửa gỗ Veneer Sồi
Cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer óc chó
Cửa gỗ công nghiệp HDF phủ Veneer óc chó
Thi công cửa gỗ nhựa Veneer chống cháy
Thi công cửa gỗ nhựa Veneer chống cháy
Cửa gỗ công nghiệp Veneer
Cửa gỗ công nghiệp Veneer
Cửa gỗ công nghiệp Veneer đẹp
Cửa gỗ công nghiệp Veneer đẹp

Trên đây là những chia sẻ của Hoàn Mỹ Decor về cửa gỗ Veneer. Nếu bạn đọc có nhu cầu cần được tư vấn, thiết kế và thi công nội thất, vui lòng liên hệ đến hotline của Hoàn Mỹ Decor nhé!

♻️ Cập nhật lần cuối vào 20 Tháng Tư, 2024 by KTS: Phương Lan

5/5 - (11 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0968.886.516
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon